Trang được xây dựng trên Tempi - nền tảng xây dựng Website & Landing Page chuyên nghiệpSử dụng miễn phí ngay

GIA PHẢ

NGUYỄN PHƯỚC TỘC

AN PHƯỚC

QUẬN VƯƠNG PHỦ

THUỘC HỆ TAM CHÁNH

PHÒNG THỨ 8

PHẦN I: THAM KHẢO LỊCH SỬ VỀ NGUỒN GỐC DÒNG TỘC

A/ TỔNG QUAN CÁC TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

TRIỀU NGUYỄN - TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN CUỐI CÙNG Ở VIỆT NAM, ĐÃ TỒN TẠI TRONG SUỐT HƠN 143 NĂM (1802-1945) VỚI 13 ĐỜI VUA NGUYỄN.

  • Thông thường các vua Nguyễn sau khi mất, bài vị được đưa vào thờ tại Thế Miếu, có Miếu hiệu ứng với tên của các đỉnh đồng đúc dưới thời Minh Mạng (1835), trừ các vua bị phế truất và các vua bị Pháp đày ra khỏi nước.

  • Riêng vua Dục Đức (phế đế) có Miếu hiệu Cung Tôn Huệ Hoàng đế là do con trai là vua Thành Thái truy phong, nhưng bài vị không được đưa vào thờ tại Thế Miếu. Các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vào năm 1959 đã được Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc làm lễ và đưa bài vị vào thờ tại Thế Miếu.

  • Dưới đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:

1.VUA GIA LONG

(1802-1819)

  • Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).

  • Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.

  • Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.

  • Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .

  • Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế.

  • Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái).

2. VUA MINH MẠNG

(1820-1840)

  • Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.

  • Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa…

  • Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).

  • Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.

  • Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.

  • Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)

3. VUA THIỆU TRỊ

(1841-1847)

  • Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.

  • Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.

  • * Nghi Thiên Chương hoàng hậu là thụy hiệu của 1 mệnh phụ nhà Nguyễn trong lịc sử Việt Nam, vốn là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức. Ki còn sống, bà chưa từng lên ngôi hoàng hậu nhưng lần lượt được tôn làm hoàng thái hậu rồi thái hoàng thái hậu, khi qua đời bà được truy tôn làm hoàng hậu.

  • Ngày/nơi sinh : 20/6/1810, Thị xã Gò Công.

  • Ngày mất : 22/5/1901, Thành phố Huế. 

  • Con : Vua Tự Đức.

  • Vợ/chồng : Thiệu Trị ( kết hôn ? - 1847 )

  • Cháu nội : Vua Kiến Phúc. 

  • Cha/mẹ : Phan Đăng Hưng, Phạm Thị Du.

  • An táng : 7/7/1901, Xương Thọ Lăng.

  • Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).

4. VUA TỰ ĐỨC

(1848-1883)

  • Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829).

  • Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.

  • Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).

5. VUA DỤC ĐỨC

(1883, 3 NGÀY)

  • Khu mộ các ông hoàng bà chúa trong lăng Dục Đức hình chụp đầu thế kỷ 20

  • Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.

  • Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “… Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”

  • Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).

  • Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.

  • Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.

  • Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).

6.VUA HIỆP HÒA

(1883 - 4 THÁNG

  •  Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847).

  • Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.

Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).

Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.

 

 Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).

7. VUA KIẾN PHÚC

(1883-1884)

  • Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.

8. VUA HÀM NGHI

(1884-1885)

  • Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).

Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.

 

  •  Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.

  • Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.

 Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).

9. VUA ĐỒNG KHÁNH

(1886-1888)

  • Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

  • Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

 

 Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.

  • Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.

 Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).

10.VUA THÀNH THÁI

(1889-1907)

  • Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).

 

  • Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.

 

  • Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).

 

  • Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.

 

 Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).

11. VUA DUY TÂN

(1907-1916)

  • Vua Duy Tân lên ngôi nam 7 tuổi. Bị chính quyền thực dân Pháp đưa đi đày ở đảo La Réunion trong vùng biển ở Ấn Độ Dương năm 1916

  • Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).

 Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.

  • Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân… vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.

  • Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).

 Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)

12. VUA KHẢI ĐỊNH

(1916-1925)

  • Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).

  • Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.

  • Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.

Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.

 

 Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).

13. VUA BẢO ĐẠI

(1926-1945)

  • Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).

  • Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.

  Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.

 Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

 Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.

Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái).

B/ NGUYÊN QUÁN

 

+ Bổn Triều quán ở làng Gia Miêu Ngoại Trang, tổng Thượng Ban, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đến Triều vua Gia Long (1803), chữ Gia Miêu Ngoại Trang đổi thành Quí Hương, và Tống Sơn đổi thành Quí Huyện.

+ Ngày trước, Triều Nguyễn chúng ta là họ Nguyễn Văn. Xem như Ngài Trừng Quốc Công, thân sinh ra Đức Triệu Tổ Tịnh Hoàng Đế (Nguyễn Kim), huý là Nguyễn Văn Lưu thì đủ rõ.

+ Đến triều Vua Minh Mạng (1823), lại phân biệt ra Tôn Thất Nguyễn Phước và Công Tánh Nguyễn Hựu, Tôn Thất Nguyễn Phước là những người đã đi theo Đức Nguyễn Hoàng trong lúc Ngài vào trấn thủ ở Phương Nam, còn những kẻ ở lại ngoài Bắc đều lấy họ Công Tánh Nguyễn Hựu. Hiện bây giờ người ta chỉ để hoặc Tôn Thất hoặc Nguyễn Hựu mà thôi.

 

C/ TỔNG QUAN VỀ

NGUYỄN PHƯỚC TỘC

 Quyển Hoàng Tộc Lược Biên Xuất Bản năm 1943

 Cập nhật: 22h31' 06/01/2017 (GMT+7)

Hoàng Tộc Lược Biên Xuất Bản năm 1943

Nay chúng tôi tuân soạn quyển “HOÀNG TỘC LƯỢC BIÊN” này, nội dung cũng giống như quyển “CONSTITUTION DE LA FAMILLE IMPÉRIALE D’ANNAM” mục đích để cho trong Hoàng Tộc ai xem cũng có thể hiểu ngay được. Chúng tôi lại nhân dịp này xin thêm vào cách đặt tên của Hệ Nhất Chánh và thế thứ tập tước để được đầy đủ hơn.

 Vậy Kính dâng lên Hoàng Đế Ngự Lãm để có thể được phép ban bố cho trong Hoàng Tộc xem.

 Nay kính tâu 25/2/1943.

 Kiêm Nhiếp Tôn Nhơn Phủ Đại Thần

 Nhưng chúng tôi lại được Hoàng Đế Diện Sắc rằng nên dịch quyển sách ấy ra Quốc Ngữ cho tiện phổ thông.

……

Thần TÔN THẤT CỔN

Phụng Châu Phê

“Chuẩn Y”  BẢO ĐẠI

     Khâm Thử

Ngày 21 tháng Giêng

năm Bảo Đại thứ 18

 

I/ CÁCH TỔ CHỨC TRONG HOÀNG TỘC

 

1/ CÁCH ĐẶT TÊN VÀ CHỮ LÓT TRONG CÁC HỆ CHÁNH.

  Các nhánh của các Hoàng Tử con Đức Minh Mạng đặt chũ lót theo bài Đế Hệ Thi và đặt tên theo mỗi nhánh mỗi bộ hoặc Mộc, Thuỷ, Mịch v.v...

 

Bài Đế Hệ Thi

 

MIÊN  HƯỜNG  ƯNG  BỬU  VĨNH

BẢO  QUÝ  ĐỊNH  LONG  TRƯỜNG

HIỀN  NĂNG  KHAM  KẾ  THUẬT

THẾ  THOẠI  QUỐC  GIA  XƯƠNG

 Các nhánh của các Hoàng Tử anh em cùng Đức Minh Mạng đều theo mười bài “Phiên Hệ Thi” mà đặt chữ lót và đặt tên theo lối “Ngũ Hành Tương Sanh” (Thổ, Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả”. Bắt đầu tử bộ Thổ đi dần xuống đến bộ Hoả, lại trở lên bộ Thổ.

 Nhờ có các bài thơ Đế Hệ và Phiên Hệ, Hoàng Tộc chúng ta mới dể phân biệt thế thứ. Ví dụ các chữ Mỹ, Lương, Tịnh,Diên  … thì đối ngang với chữ Miên.

 Ngày nay trong Hoàng Tộc, về các Hệ Chánh đã đặt tên đến chữ thứ 6 hoặc 7

 Cách đặt chữ lót như trên này là chỉ dùng cho phái nam mà thôi, còn phái nữ thì khác hẳn. Con các vị Vua phần nhiều đặt tên đôi. Trước chữ tên chỉ thêm vào hai chữ Công Chúa. Con các Hoàng Tử gọi là Công Nữ Thị, cháu gọi là Công Tôn Nữ Thị, Công Huyền Tôn Nữ Thị v.v… Ba chữ Công Tôn Nữ Thị dùng chỉ các Cô thuộc hệ Tôn Thất.

           Nam.                  Nữ

Miên.                      Công chúa (con gái vua)

Hường(Hồng).       Công nữ

Ưng.                       Công Tôn nữ

Bửu.                       Công Tăng Tôn nữ

Vĩnh.                       Công Huyền Tôn nữ

Bảo                         Lan Huyền Tôn nữ

Quý                         Cổn Huyền tôn nữ

Định.                       Nhưng Huyền tôn nữ

Long.                      Văn Huyền tôn nữ

Trường.                  Nhỉ Huyền tôn nữ

……….                    …….

2/ HỆ VÀ PHÒNG:

+ Trong Hoàng Tộc chia ra thành từng Hệ, từng Phòng.

- Hệ: Mỗi vị Vua hoặc Chúa mở ra một Hệ

- Phòng: Vua ấy sanh hạ nhiều hay ít Hoàng Tử, mỗi ông Hoàng mở ra một Phòng.

+ Một Hệ gồm có nhiều hay ít Phòng là tuỳ theo vị Chúa hay vị Vua có nhiều hay ít hoàng tử

+ Các Hệ tiền biên là đời các chúa Nguyễn,

+ Các Hệ Chánh là đời các vua triều Nguyễn.

+ Các hệ và các phòng đều thuộc dưới quyền Tôn Nhơn Phủ. Ngày trước đứng đầu Phủ Tôn Nhơn là một vị Hoàng Thân nhưng gần đây thì Phủ Tôn Nhơn do một quan Thượng Thơ kiêm nhiếp. Ấn quan thì có tả, hửu tôn khanh dưới nữa thì đến thuộc quan và viên dịch. Quan Viện ở Phủ Tôn Nhơn đều lựa những người trong Hoàng Tộc. Quan Kiêm Nhiếp Phủ Vụ quản cố các công việc thuộc về các người trong Hoàng Tộc từ những việc lễ nghi đến hành chánh và tư pháp.

 

 Các Tôn Lăng Miếu Điện đều do các Quan viên ngạch Kiểm Nghi trông coi, các viên quan ấy cũng đều là người trong Hoàng Tộc vừa thuộc quyền Bộ Lễ Nghi vừa thuộc quyền Tôn Nhơn Phủ.

 

3/ CÁC VỊ KIÊM NHIẾP TỪ NGÀY TÔN NHƠN PHỦ THÀNH LẬP

 

TẢ TÔN CHÁNH:

1/ Trường Khánh Công (Tức Đức Thiệu Trị còn Hoàng Tử) 7/1836 – 1/1840

2/ Thọ Xuân Vương: 1/1840 - 10/1885

3/ Tuy Lý Vương: 2/ 1889 - 11/ 1897

4/ An Thành Vương: 11/1902-2/1920

HỮU TÔN CHÁNH

1/ Hoài Đức Quận Vương: 10/1885- 2/1889

TẢ TÔN NHƠN

1/ An Xuyên Vương: 11/1897-8/1899

HỮU TÔN NHƠN

1/ Hoằng Trị Vương: 8/1899-8/1902

KIÊM NHIẾP TÔN NHƠN PHỦ VỤ ĐẠI THẦN

1/ Ưng Huy: 2/1920-3/1922

2/ Tôn Thất Trạm: 2/1922-2/1928

3/ Tôn Thất Đàng: 2/ 1928-2/1929

4/ Hữu Trạch:1/1929-2/1933

5/ Ưng Bàng:2/ 1933-1/1935

6/ Ưng Trình:1/1935-2/1940

QUYỀN NHIẾP TÔN NHƠN PHỦ VỤ

1/ Bửu Thảo: 2/1920-2/1922

KIÊM NHIẾP TÔN NHƠN PHỦ VỤ ĐẠI THẦN

1/ Tôn Thất Cổn:3/1942

4/ THẾ THỨ ẤM TẬP TRONG HOÀNG TỘC

 

* Con cháu các ngài Hoàng Tử, mỗi đời có một người ấm tập theo các tước dưới đây:

+ Các ngài Thân Vương và Quận Vương:

Con tập tước: Quận Công 2-1M

Cháu tập tước: Hương Công 3-1M

+ Thế thứ ba tập tước: Kỳ Ngoại Hầu 4-1M

+ Thế thứ tư tập tước:Tả Quốc Khanh 5-1M

+ Thế thứ năm tập tước:Phụng Quốc Uý 6-1M

* Các ngài  Thân Công:

+ Con tập tước Huyện Công 2-2M

+ Cháu tập tước Huyện Hầu 3-2M

+ Thế thứ ba tập tước:Trợ Quốc Khanh 4-2M

+ Thế thứ tư tập tước: Trợ Quốc Uý 6-1M

+ Thế thứ năm tập tước: Phụng Quốc Lang 6-2M

* Các ngài Quốc Công:

+ Con tập tước: Hương Hầu 3-2M

+ Cháu tập tước: Trợ Quốc Khanh 4-2M

+ Thế thứ ba tập tước: Tả Quốc Uý 5-2M

+ Thế thứ tư tập tước Tả Quốc Lang 6-2M

* Các Ngài Quận Công:

+ Con tập tước: Kỳ Ngoại Hầu 4-1M

+ Cháu tập tước: Tả Quốc Khanh 5-1M

+ Thế thứ ba tập tước: Trợ Quốc Lang 6-1M

* Thế là con cháu các Ngài Thân Vương, Quận Vương và Thân Công được năm đời ấm tập, con cháu các Ngài Quốc Công được bốn đời, còn con cháu các Ngài Quận Công chỉ có ba đời ấm tập.

 

 

 

II/ HỆ TAM CHÁNH

VUA THIỆU TRỊ

Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn

Nước Đại Nam.

 Ông kế vị vua cha là Minh Mạng, trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời, tổng cộng 7 năm, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ  (憲祖), thụy hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇). Trong thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Thiệu Trị nên thường được gọi theo tên này.

Tiền nhiệm: Minh Mạng

Kế nhiệm: Tự Đức

Thông tin chung

Hệ ba chánh

Thiệu Trị: Nguyễn Hiến Tổ 紹治

Vua Việt Nam, Hoàng đế Đại Nam

Trị vì: 11 tháng 2 năm 1841 – 4 tháng 11 năm 1847 (6 năm, 235 ngày)

Tên huý: Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), Nguyễn Phúc Tuyền (阮福), Nguyễn  Phúc  Dung (阮福曧)

Niên hiệu: Thiệu Trị (紹治): 1841 - 1847

Thụy hiệu: Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng đế

Miếu hiệu: Hiến Tổ (憲祖)

Hoàng tộc: Hoàng triều Nguyễn

Hoàng gia ca: Đăng đàn cung

Thân phụ: Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng

Thân mẫu: Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa

.

Sinh: ngày 16 tháng 6 năm 1807

Tại Huế, Đại Nam

Tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo.  tử

Hậu phi: Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hằng, cùng nhiều phi tần khác

Mất: ng 4 tháng 11 năm 1847

Tại Huế, Đại Nam

An táng:

* Lăng Đức Thiệu Trị (Xương Lăng) táng tại núi Thuận Đạo, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.

* Lăng của Bà Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu (Xương Thọ Lăng) ở làng Cư Chánh, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Đức Thiệu Trị và Bà Nguyên Phối đều thờ tại Thế Miếu, Hữu Nhứt Án và tại Hữu Nhứt Án Điện Phụng Tiên.

Hậu duệ: 64 người, gồm 29 hoàng tử và 35 công chúa

 

+ Các vị Hoàng Tử con Đức Thiệu Trị (Hiến Tổ Chương Hoàng Đế) hợp lại thành Hệ Tam Chánh.

+ Đức Thiệu Trị sanh năm 1807, mất năm 1847, sanh hạ được 29 Hoàng Tử và 35 Hoàng Nữ.

1/ Thứ tự 29 hoàng tử và sắc phong tước

1/ An Phong Quận Vương: Hồng Bảo

2/ Đức Dục Tôn Anh Hoàng Đế:Hồng Nhậm (Vua Tự Đức)

3/ Thái Thạnh Quận Vương: Hồng Phố

4/ Thoại Thái Vương: Hồng Y

5/ Hoàng Tử Kiệm: Hồng Kiệm

6/ Hoằng Trị Vương: Hồng Tố

7/ Vĩnh Quận Công; Hồng Truyền

8/ Gia Hưng Vương: Hồng Hưu

9/ Phong Lộc Quận Vương: Hồng Kháng

10/ An Phước Quận Vương: Hồng Kiện

11/ Hoàng Tử Thiệu: Hồng Thiệu

12/ Tuy Hoà Quận Vương: Hồng Phò

13/ Hoàng Tử Bằng: Hồng Bằng

14/ Hoàng Tử Sâm; Hồng Sâm

15/ Hoàng Tử Trứ: Hồng Trước

16/ Hương Sơn Quận Công: Hồng Nghi

17/ Hoàng Tử Thi: Hồng Thi

18/ Mỹ Lộc Quận Công:8 Hồng Tiệp

19/ Tảo thương.

20/ Hoàng Tử Hy: Hồng Hy

21/ Hoàng Tử Cơ: Hồng Cơ

22/ Hoàng Tử Trụ: Hồng Trụ

23/ Kỳ Phong Quận Công: Hồng Đình

24/ Tảo thương

25/ Phú Lương Quận Công: Hồng Diêu

26/Thuần Nghị Kiên Thái Vương: Hồng Cai

27/ Tảo thương

28/ Hoàng Tử Nghê: Hồng Nghê

29/ Văn Lảng Quận Vương: Hồng Dật

(Hiệp Hoà phế đế)

 

 

2/ Các Phòng thuộc hệ ba chánh

Kể về nam nhân có 280 người mà gồm có 15 Phòng cả thảy.

 

Số TT(Phòng) / Thế thứ các vị Hoàng Tử/Tước của các vị Hoàng Tử/Chổ nhà thờ toạ lạc

01/1/An Phong Quận Vương/Làng Thanh Thuỷ, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên

02/3/Thái Thạnh Quận Vương/Làng An Cựu, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên

03/4/Thoại Thái Vương/Phường Phú Cát, Huế

04/6/Hoằng Trị Vương/Phường Phú Cát, Huế

05/7/Vĩnh Quận Công/Làng An Cựu, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên

06/8/Gia Hưng Vương/Phường Phú Cát,Huế

07/9/Phong Lộc Quận Công/Làng Phù Ninh, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên

08/10/An Phước Quận Vương/Phường Phú Cát, Huế

09/12/Tuy Hoà Quận Vương/Phường Phú Hội, Huế

10/16/Hương Sơn Quận Công/Phường Phú Cát, Huế

11/18/Mỹ Lộc Quận Công/Phường Huệ An, Kinh Thành Nội

12/23/Kỳ Phong Quận Công/Phường Phú Cát, Huế

13/25/Phú Lương Công/Làng Xuân Hoà, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

14/26/Kiên Thái Vương/Phường Phú Nhuận, Huế

15/29/Văn Lãng QuậnVương/Làng Dương Xuân, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên

3/ Ngày nay theo Hoàng tộc giản yếu chúng ta thấy:

+ Các vị chúa đều mang họ Nguyễn Phúc hoặc Nguyễn Phước trừ chúa Nguyễn Hoàng

+ Các vị vua triều Nguyễn cũng mang họ Nguyễn Phúc hoặc Nguyễn Phước (chỉ thêm chữ lót)

+ Do vậy chúng ta nam cũng như nữ không kể hệ Tiền biên hay hệ Chánh biên nên mang chung một họ là Nguyễn Phước  (hay Nguyễn Phúc).

Phần hai: GIA PHẢ

AN PHƯỚC

QUẬN VƯƠNG PHỦ

Phủ An Phước Quận Vương

Hệ tam chánh - phòng thứ 8

Hoàng tử thứ mười của vua Thiệu Trị

Tên huý: Nguyễn Phúc Hồng Kiện

Tước hiệu: An Phước Quận Vương

Phủ An Phước Quận Vương được xây tại đường Ngự Viên số 15

Tạo thành phòng 08 An Phước Quận Vương

45 Đường Nguyễn Du Phường Phú Cát, Huế

* Đời thứ 1 của phủ thờ:

 Đức ngài An Phước Quận Vương: Hồng Kiện (Quan hệ với người st: ông cố nội)

Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

Tiểu sử

 

Nguyễn Phúc Hồng Kiện (chữ Hán: 阮福洪健; 6 tháng 5 năm 1837 – 15 tháng 7 năm 1895), tước phong An Phúc Quận vương (安福郡王), là một hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

 

An Phúc Quận vương (安福郡王)

Hoàng tử nhà Nguyễn

Tên huý: Nguyễn Phúc Hồng Kiện (阮福洪健)

Thụy hiệu: Trang Cung An Phúc Quận vương (莊恭安福郡王)

Tước vị:

- An Phúc Quận công

- Thường Quốc công

- An Phúc công

- An Phúc Quận vương (truy tặng)

Thân phụ: Hiến Tổ Hoàng Đế Thiệu Trị

Thân mẫu: Nhất giai Lương phi Võ Thị Viên

Sinh ngày 6 tháng 5 năm 1837

Nhầm ngày 2 tháng 4năm Đinh Dậu

Mất ngày 15 tháng 7 năm 1895

Mất ngày: 15/7/1895

Nhầm ngày 23//5/ năm Ất Mùi

Tuổi hưởng: (58 tuổi)

Hoàng tử Hồng Kiện là con trai thứ 10 của vua Thiệu Trị,

Hoàng tử Hồng Kiện là anh em cùng mẹ với Gia Hưng vương Hồng Hưu (1835 – 1885), hoàng tử Hồng Bàng (1838 – 1853), hoàng tử Hồng Thụ (1842 – 1843), Đồng Phú Công chúa Ý Phương (1840 – 1915) và hoàng nữ Minh Tư (1845).

Ông bà nội: Thánh Tổ Hoàng Để Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa

Ông bà cố:  Thế Tổ Cao Hoàng đế Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Nguyễn Thị Đang

Tổng quan:

 Khi còn là hoàng tử, Hồng Kiện là người có học hạnh. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), vua anh phong cho ông làm An Phúc Quận công (安福郡公).

 

Năm thứ 36 (1883), vua Hiệp Hòa gia phong cho quận công Hồng Kiện làm Thường Quốc công (常國公)[4], nhưng vua mới đăng cơ được 4 tháng thì bị quyền thần phế bỏ, nên chiếu phong của Hồng Kiện cũng bị gián đoạn.

Đến khi vua Kiến Phúc lên ngôi, ông mới chính thức được nhận tước Quốc công.

 

Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), tháng 10, vua đến điện Phụng Tiên làm lễ, hoàng thân phần nhiều vắng thiếu, trong số đó có cả Hồng Kiện. Vua quở trách: "Kiện, Truyền vốn thiếu hạnh kiểm, trước được Quốc công là do may mà được, thực không cảm sợ để giữ lấy địa vị, cho giáng làm Quận công để răn, còn thì những người vắng thiếu, giao cho đình nghị". Thường Quốc công Hồng Kiện và Vinh Quốc công Hồng Truyền (hoàng tử thứ 12 của Thiệu Trị) đều bị giáng làm Quận công.

 

Năm Thành Thái thứ 3 (1891), vua tấn phong cho ông làm An Phúc công (安福公), cùng với quốc công Hồng Tố làm Hoằng Trị công[7].

 

Hoàng thân Hồng Kiện tính tình phóng khoáng, lấy cây cỏ làm niềm vui cho bản thân. Ông còn ưa thích các thi sĩ, văn nhân, thường cùng họ đàm luận thơ văn suốt ngày mà không chán[2]. Về già, ông lại mang trong mình lắm bệnh tật, lại còn nghiện hút thuốc phiện. An Phúc công rất thân thiết với Hải Quốc công Miên Tằng, về vai vế là chú của An Phúc công, thường xuyên tới lui thăm nhau, tình cảm thân mật[2].

Ngày 23 tháng 5 (âm lịch) năm Thành Thái thứ 7 (1895), An Phúc công mất, thọ 59 tuổi[1]. Tẩm mộ của ông được táng tại Bình An, huyện Hương Thủy (cũ), tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc phường Trường An, Huế)[8]. Bốn năm sau khi ông mất, vua Thành Thái truy phong cho ông làm An Phúc Quận vương (安福郡王), thụy là Trang Cung (莊恭), cho dựng nhà thờ ở ấp Đông Gia, phủ Thừa Thiên (nay tọa lạc trên đường Nguyễn Du, phường Phú Cát, Huế).

An Phúc Quận vương có 12 con trai và 10 con gái. Ông được ban cho bộ chữ Củng (廾) để đặt tên cho các con cháu trong phòng.

Công tử Ưng Di (1856 – ?), con trai trưởng của quận vương với người vợ thứ tên Nguyễn Văn Thị Hiền[10], được tập tước An Phúc Quận công[2]. Thứ thất Nguyễn Văn thị Hiền là con gái của Nguyễn Văn Quyền, một người dân thường ở phủ Thừa Thiên.

 Một trong các con trai thứ có Công tử Ưng Lê phó Chánh Sứ Thanh Hoá, được tập tước “Đình Hầu”.

Về sau Đức ngài có 5 người con

(4 nam và 1 nữ) kế thừa

 

* Các con của ngài lập thành các chi

CHI THỨ NHẤT

NGƯỜI CON THỨ NHẤT

Ngài Quận Công Ưng Di 

+ Gọi Công tử Ưng Di (1856 – ?),

+ con trai trưởng của quận vương

+ Được tập tước An Phúc Quận công

+ Sinh năm: 1856

+ Mất năm:

+ Lập gia đình với người vợ thứ tên Nguyễn Văn Thị Hiền.

- Thứ thất Nguyễn Văn thị Hiền là con gái của Nguyễn Văn Quyền, một người dân thường ở phủ Thừa Thiên

+ Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm.

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

- Có 2 người con ( 1 nam và 1 nữ)

- Ông, bà bị bệnh mất sớm,

- Hai người con cũng mất sớm chưa có cháu thừa tự

Bổ sung sau

CHI THỨ HAI

NGƯỜI CON THỨ HAI

  • Ngài Chánh sứ phủ tôn nhơn kiêm quản lăng và thái  miếu: Ưng Hiệp (tập tước Hầu) 

+ Sinh năm

+ Mất năm 18/4/1957(19//3/ Đinh Dậu)

+ Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm.

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

+ Tổng quan:

- Cai quản phủ thờ An Phước Quận Vương (do người con trai đầu mất sớm được phong tập tước hầu để kế thừa phủ thờ)

- Lập gia đình cùng hai bà vợ

* Bà thứ nhất: là Chánh thất  Nguyễn Thị Quỳ. (Quan hệ với người st: bà nội)

+ Sinh năm 1888,

+ Mất ngày 24.10.1972. (18/9 Nhâm tý) Tại Sài Gòn

+ Bà nội là con gái cụ Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, là thầy dạy của Bảo Đại

+ Nhưng khi mang thai con, thì bà phát hiện ông có quan hệ khác nên mang con về sống tại phủ Thượng thư bên ngoại .

- Có một người con trai trưởng: Bửu Phấn.

* Bà thứ hai bà Lê thị Em: (Quan hệ với người st: bà nội)

Sinh năm:

Mất năm: 5/1/ AL

+ Có 7 người con (4 nam 3 nữ) trong đó kể cả con ngoại hôn

 

I/ Cô Công nữ … 

Sinh năm:

Mất năm:

Lập gia đình với ông Thông Phán Trần Luyện nên thường gọi cô Thông Luyện có 8 người con (4 nam và 4 nữ)

Gọi cô Thông Luyện là chị đầu. Nghe nói là mẹ cô Thông Luyện có cô ấy trước khi Ông nội cưới bà nội chính thất. Vì là ngoại hôn nên mẹ cô ko được vào phủ. Nhưng cô được ông nội mang về phủ nuôi đến lớn

* Các con cô Thông Luyện: (Quan hệ với người st: vai anh, chị cô cậu ruột)

1/ Trần Quân:

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

2/ Trần Khâm.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

3/ Trần Trung.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

4/ Trần Tâm.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

5/ Trần thị Con.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

6/ Trần thị Thuỷ.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

7/ Trần thị Hường (chị)

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

8/ Trần thị Hường (em)

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

Sống ở Tp Đà Nẵng

Chưa có thông tin cụ thể.

Bổ sung sau

 

 

II/ Ông Bửu Phấn 

+ Sinh năm: 1921

+ Mất năm: 8/7/1999 (25/5/ Kỷ Mão) Tại Sài Gòn

+ Lập gia đình với bà Nguyễn thị Vĩnh

-       Sinh năm 1931

-       Mất năm 18/4/2002 (6/3/ Nhâm Ngọ) tại Sài Gòn

+ con trai trưởng:

- Nhưng vì lý do đã rời phủ từ lúc nhỏ.       

- Có thời guan sang Pháp du học.                

- Có vợ đã theo đạo thiên chúa giáo.          

- Không có con,

+ Nên không về phủ để thừa tự

+ Có nhận một người con nuôi

* Con ông Bửu Phấn: (quan hệ với người st: vai chị chú bác ruột)

+ Con gái nuôi Công tằng tôn nữ…Hương

Sinh năm

Tổng quan

Sống ở Quận 3 Tp Hồ Chí Minh

Bổ sung sau

 

 

III/ Ông Bửu Lịch 

Tập tước vua bạn là Ông Tá Quốc Khanh (Ông Nghè)

+ Sinh năm 1921

+ Mất ngày: 15/5/1953 (3/4 Quý Tỵ)

+ Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm.

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước

( Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

+ Lập gia đình với bà Nguyễn thị Huyền người làng Mỹ Xá huyện Quảng Điền tỉnh Thùa Thiên.

- Sinh năm 25/2/1921

- Mất năm 17/2/2016 (10/1/ Bính Thân)

- Gởi cốt ở thiền viện Già Lam TPHCM

+ Vì gia đình đã rời phủ thờ từ năm 1948 và ông mất sớm nên khổng về phủ thờ.

+ Có 3 người con ( 2 nam và 1 nữ)

* Các con ông Bửu Lịch:

1/ Công tằng tôn nữ Phương Chi (Quan hệ người st: chị ruột)

Sinh ngày: 12/11/1948 (12/10/ năm Mậu Tý)

Mất ngày: 3/3/1953. (18/1/ năm Quý Tỵ)

Mới 5 tuổi.

Mộ phần tại nghĩa trang Từ Đàm. Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

2/ Ông Vĩnh Thông 

Sinh ngày: 7/9/1952

(18/8/năm NhâmThìn)

Lập gia đình với Bà Huỳnh Thị Ái Liên quê quán Huyện Đại Lộc Tỉnh Quảng Nam năm 1989.

Sinh ngày: 25/7/1966

Có ba người con ( 3 nam)

Sống ở Quận Tân Phú Tp Hồ Chí Minh.

+ Các con Ông Vĩnh Thông :(người st)

1- Nguyễn Phước Bảo Minh

tảo thương năm 1990

 

2- Nguyễn Phước Bảo Nguyên

Sinh ngày 10/10/1994(6/9 năm Giáp Tuất)

Lập gia đình với Bà; Võ Huyền Trang sinh năm 1994

Ông có 1 người con trai; Nguyễn Phước Qúy Khang sinh năm 2023

Sống ở Quận Tân Phú Tp Hồ Chí Minh

Bổ sung sau

 

3- Nguyễn Phước Bảo Toàn.

Sinh ngày 9/6/1998 (15/5 năm Mậu Dần)

Chưa lập gia đình

Sống ở Quận Tân Phú Tp Hồ Chí Minh

Bổ sung sau

 

 

3/ Ông Vĩnh Ngôn

Sinh ngày 25/9/1953

(18/8 năm Quý Tỵ)

Lập gia đình với Đỗ Thị Kim Tuyến sinh năm 1979.

Quê quán Ninh Bình (di cư vào nam năm 1954)

Sinh năm 1954

Có 2 người con (1 nam và 1 nữ)

Sống ở Quận Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh.

+ Các con Ông Vĩnh Ngôn:

1- Nguyễn Phước Bảo Khôi

Sinh ngày 5/5/1982

(20/4 năm Nhâm Tuất)

Lập gia đình với … Ngọc Anh năm …

Chưa có con

Sống ở Quận Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh.

2- Nguyễn Phước Bảo Quỳnh

Sinh ngày 19/12/1984

(27/11 năm Giáp Tý)

Lập gia đình với ông Lữ Hải Lộc

Có 2 người con ( 1 nam và 1 nữ)

Sống ở 4080 williams Rd San jose CA 95117

Bổ sung sau

 

 

IV/ Cô Công tôn nữ thi Nghĩa 

+ Sinh năm:

+ Mất năm: 2010

+ Mộ phần ở nghĩa trang Bắc Thừa Thiên

Lập gia đình với hai đời chồng :ông … và ông Nam

Có được 4 người con ( 1 nam và 3 nữ)

* Các con của cô Công tôn nữ thi Nghĩa:

1/ Nguyễn văn Bê

Sinh năm: 1952

Mất năm: 1972 (20 tuổi )

Mộ phần ở nghĩa trang Từ Đàm

chưa lập gia đình

2/ Xi-Giang (Signal)

Sinh năm 1953.

Có một người con nữ ngoài giá thú

Sống ở Tp Huế

Bổ sung sau

3/ Nguyễn thị Đào

Sinh năm

Lập gia đình với:…

Có 1 con (1 nam)

Sống ở 45 Nguyễn Du Phường Phú Cát Tp Huế (cạnh phủ thờ)

Bổ sung sau

4/ Nguyễn thị Hương

Sinh năm…

Lập gia đinh với ….

Có … người con

Sống ở Tp Huế

Bổ sung sau

 

 

V/ Cô Công tôn nữ Đạm Tình

+ Sinh năm:

+ Mất năm:

An táng tại nghĩa trang phủ tại Từ Đàm

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

+ Lập gia đình với ông ấm Hồng Xứng.

Có được 6 người con (3 nam và 3 nữ)

* Các con của cô Công tôn nữ Đạm Tình:

1/ Hồng Phúc

Sinh năm: 1951

Mất năm: 1971 ( 20 tuổi).

Mộ phần:…

chưa lập gia đình

 

2/ Hồng Thị … ( Gái chị)

Sinh năm:

Mất năm:…

Lập gia đình với …

Có … người con

Sống ở Tp Huế

Bổ sung sau

 

3/ Hồng Thị … ( Gái em)

Sinh năm

Lập gia đình với…

Có … người con

Sống ở Tp Huế

Bổ sung sau

 

4/ Hồng Dủ Đức

Sinh năm 1956

Lập gia đình với …

Có 3 người con (3 nữ)

Bổ sung sau

Sống ở 45 Nguyễn Du Phường Phú Cát Tp Huế ( cạnh phủ thờ)

Bổ sung sau

5/ Hồng Đáng

Sinh năm

Chưa lập gia đình.

Sống ở Tp Huế

Bổ sung sau

 

 VI/ Ông Bửu Trấp

+ Sinh năm:

+ Mất năm 25/7/2000 (24/6/ Canh Thìn)

+ Mộ phần tại nghĩa trang Hoà Khương Đà Nẵng

Lập gia đình với hai đời vợ:

Bà vợ thứ nhất có 2 ngươi con ( 1 nam và 1 nữ), bà mất sớm

Bà vợ thứ hai: Bà Liễu

Sinh năm

(sống ở Canada với con gái)

có 4 người con  (4 nữ)

* Các con ông Bửu Trấp với bà thứ nhất

1/ Công tằng tôn nữ thị Thu

Lập gia đình với ông … Hường

Có hai người con (2 nữ)

Sống ở Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam

Bổ sung sau

 

2/ Ông Vĩnh Tín

Sinh năm:

Mất năm 2008

Mộ phần tại nghĩa trang Hoà Khương Đà Nẵng

Lập gia đình với bà … Hường có 4 người con (1 nam và 3 nữ)

Sống ở Tp Đà Nẳng

+ Các con Ông Vĩnh Tín:

1-

2-

3-

4-

Sống ở Phường Mân Thái Tp Đà Nẵng

Bổ sung sau

 

* Các con ông Bửu Trấp với bà thứ hai

3/ Công tằng tôn nữ … Xuân

Sinh năm….

Lập gia đình với Ông Lang

Có 2 người con ( 2 nam)

Sống ở Phường Mân Thái Tp Đà Nẵng

Bổ sung sau

 

4/ Công tằng tôn nữ …

Sinh năm….

Lập gia đình với Ông Đó

Có 2 người con ( 2 nam)

Sống ở Phường Mân Thái Tp Đà Nẵng

Bổ sung sau

 

5/ Công tằng tôn nữ …

Sinh năm….

Lập gia đình với Ông Minh

Có 2 người con ( 2 nam)

Sống ở Phường Mân Thái Tp Đà Nẵng

Bổ sung sau

 

6/ Công tằng tôn nữ …

Theo mẹ sống ở Canada

Bổ sung sau

 

 

VII/ Ông Bửu Nẫm

+ Sinh năm

+ Mất năm 2/10/1995 (11/1 Ất Hợi)

Mộ phần tại nghĩa trang Gò Dưa Thủ Đức

Lập gia đình với bà Trần Thị Út sinh năm 1933

Có 5 người con (1 nam và 4 nữ)

* Các con ông Bửu Nẫm:

1/ Ông Vĩnh Tư

Sinh năm

Mất năm: mất khi còn nhỏ

Mộ phần kẻ nghĩa trang Từ Đàm.

 

2/ Ông Vĩnh Nhàn

Sinh năm : …

Mất năm ….

Mộ phần tại Gò Dưa Thủ Đức

Lập gia đình với bà :… Nga năm …

Sinh năm

Quê quán:

có một người con trai. Sống ở quận Bình Chánh Tp HCM

+ Các con Ông Vĩnh Nhàn:

1- Nguyễn Phước Bảo Tuấn

Sinh năm

Sống ở quận Bình Chánh Tp HCM

Đang đi học

Bổ sung sau

 

2/ Công tằng tôn nữ … Hồng

Sinh năm

Lập gia đình với ông : … Thi

Có 3 người con (1 nữ và 2 nam)

Sống ở quận 2 Tp Thủ Đức

Bổ sung sau

 

3/ Công Tằng Tôn Nữ Thị Mai 

Sinh năm 1966

Lập gia đình : ông Hồ Văn Quãng sinh năm 1955

 Bà có 2 người con gái

Hồ Thị Thúy Phượng sinh năm 1988

Hồ Thị Thúy Vân sinh năm 1992

Sống ở Tp Thủ Đức

Bổ sung sau

 

4/ Công tằng tôn nữ …Phượng

Sinh năm

Lập gia đình với ông: …

Có một người con trai

Sống ở Tỉnh Đồng Nai

Bổ sung sau

CHI THỨ 3

NGƯỜI CON THỨ BA

Ngài Ưng Quyến còn được gọi Ông Phòng

Sinh năm

Mất năm…

Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm.

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

Lập gia đình có 2 người con (1 nam và 1 nữ)

+ Các con của Ông Phòng Ưng Quyến (Quan hệ với người st: Cô, chú bậc 1(lại) có ba là anh em chú bác ruột)

 

I/ Cô Công tôn nữ thị Hạnh

Sinh năm

Lập gia đình …

có một người con gái

Hiện tại không rõ ở đâu

Bổ sung sau

 

II/ Ông Bửu Nhơn  

Sinh năm

Hiện tại không rõ ở đâu

Bổ sung sau

CHI THỨ TƯ

NGƯỜI CON THỨ TƯ

Cô Công nữ Dung Thơ...

Sinh năm

Mất năm

Lập gia đình hai đời

Đời chồng thứ nhât là quan khâm sứ của Pháp:

Có một người con trai tên Paul  (quan hệ với người st vai chú)

Đời chồng thứ hai là ông Phó hội trưởng…

Thường gọi là bà Phó

Có 4 người con (4 nam)

+ Các con của bà Phó:

I/ Ông Paul

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

II/ Nguyễn văn Thao.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

III/ Nguyễn văn Tùng.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

IV/ Nguyễn văn Cúc.

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

 

V/ Nguyễn văn Khá

Sinh năm

Tổng quan

Bổ sung sau

CHI THỨ NĂM

NGƯỜI CON THỨ NĂM

Ngài phó sứ phủ tôn nhơn kiêm hộ lăng miếu, Hội trưởng thiên tiên thánh giáo: Ưng Lê

Sinh năm

Mất năm 1975

Lăng tại nghĩa trang Từ Đàm.

Hiện nay Nghĩa Trang của phủ là ở Tổ đình Vạn Phước (Đường vào chùa Vạn Phước bên phía phải chùa Từ Đàm)

Lập gia đình với ba bà vợ:

Có chín người con ( 5 nam và 4 nữ) kể cả các ngoài hôn phối

Là các con trai thứ Công tử Ưng Lê được bổ nhiệm làm phó Chánh Sứ Thanh Hoá, được tập tước “Đình Hầu”.

 

+ Các con ngài phó sứ Ưng Lê:

I/ Cô Công tôn nữ Mai Hương 

Sinh năm:

Mất năm

Lập gia đình với...

Có … người con

Bổ sung sau

 

II/ Ông Bửu Luân (Alber)

Sinh năm: 11/03/1926

Mất năm; 19/05/2010 ( 06/04 Canh Dần ) tại Sài Gòn cốt của ông gửi ở chùa Gìa Lam Gò Vấp SG)

Lập gia đình với; Bà Nguyễn Thị Mầu sinh năm 1943 

Có 7 người con 6 gái 1 trai

Nguyễn Thị Trầm Hương sinh năm 1964

Lập gia đinh với Ông Nguyễn  Minh Huê sinh năm 1961 quê quán HCM

Bà có 2 người con trai

Ông Nguyễn Minh Đăng Khoa sinh năm 1997

Lập gia đình với Bà. Hồ Thị Phương Hằng sinh năm 1992

Cháu nội của Bà Nuyễn Khoa Gia Khánh sinh năm 2018

2.Ông Nguyễn Minh Quốc Dung sinh năm 1999

Ông Nguyễn Aí Quốc sinh năm 1967 ( Ông là Kỷ Sư Công Trình Thủy )

Lập gia đình với Bà Lê Thị Loan sinh năm 1980 quê quán Bến Tre

Ông có 3 người con

1; Nuyễn Lê Ánh Mai sinh năm 2003

2; Nuyễn Lê Thanh Triết sinh năm 2015

3; Nguyễn Lê ân Phúc sinh năm 2017

Nguyễn Thị Thủy Tiên sinh năm 1969

Lập gia đình với Ông Lê Hoàn Tài sinh năm 1969

Bà có 2 con trai

1 Lê Tân Anh Vũ sinh năm 1998

2 Lê Tân Công Minh sinh năm 2003

Nguyễn Thị Thanh Trà sinh năm 1971 ( Bà là Thạc sĩ Họa sĩ )

Lập gia đình với Ông Đỗ Thanh Liêm sinh năm 1968

Bà có 2 người con gái

1 Đỗ Thanh Quỳnh Trâm sinh năm 2004

2 Đỗ Thanh Quỳnh Như sinh năm 2008

Nguyễn Thị Thanh Thảo sinh năm 1973 ( Bà là Cử Nhân Kinh Tế )

Lập gia đình với Ông Phan Văn Lân sinh năm 1971 ( Ông là Giám Đốc Ngân Hàng )

Bà có 2 người con 1 trai 1 gái

1 Phan Nguyễn Hòa Đức sinh năm 2000

2 Phan Nguyễn Đông Nghỉ sinh năm 2004

 Bà Bùi Nguyễn Nguyệt Minh sinh năm 1980 ( Bà là Tiến Sĩ Tiến Anh )

Lập gia đình với Ông Lê Nhựt Hải sinh năm 1968 

Bà có 2 người con trai

1 Lê Minh Hoàng sinh năm 2011

2 Lê Minh Huy sinh năm 2015

Bùi Nguyễn Ánh Minh sinh năm 1982

Lập gia đình với Ông Nguyễn Văn Thương sinh năm 1978 ( Ông là Kỷ Sư Trưởng Hàng Không )

Bà có 2 người con gái

1 Nguyễn Hoàng Yến Ngọc sinh năm 2012

2 Nguyễn Hoàng Yến Như sinh năm 2019

 

 

III/ Cô Công tôn nữ Nguyệt Minh (Ame’lie)

Sinh năm:

Mất năm

Lập gia đình với...

Có … người con

Bổ sung sau

 

IV/ Cô Công tôn nữ Liên Chi

Sinh năm:

Mất năm

Lập gia đình với...

Có … người con

Bổ sung sau

 

V/ Ông Bửu Trí (anh)

Sinh năm:1942

Ông mất năm 02/11/2021 ( Năm Tân Sửu ) tại saigon hài cốt của ông gửi ở chùa GIÀ LAM GÒ VẤP SG

Lập gia đình với bà; Nguyễn Thị Hải sinh năm 1956 quê quán TP.Huế

Ông Có 9 người con

Sống ở Quân 12 Tp Hồ Chí Minh.

Các Con chú: Bửu Trí (anh)

Ông Vĩnh Long sinh năm 1972

Lập gia đình với Bà Võ Hồng Thanh sinh năm 1980 quê quán TP.Cần Thơ

Ông có 2 người con 1 trai 1 gái

  • Bảo Kha sinh năm 2003

  • Công Huyền Tôn Nữ Bảo Vy sinh năm 2009

  • Ông Vĩnh Lân sinh năm 1979

    Lập gia đình với Bà Trần Thị Như Hà sinh năm 1980 quê quán Quảng Nam

    Ông có 2 người con gái

  • Công Huyền Tôn Nữ Minh Yến sinh năm 2001

    Công Huyền Tôn Nữ Bích Ngọc sinh năm 2006

Ông Vĩnh Quy sinh năm 1980

Ông mất năm 2010 phần mộ của ông tại Hương Mỹ Mỏ Cày Bến Tre

Lập gia đình với Bà Võ Huỳnh Như sinh năm 1987

Ông có 1 người con gái

Công Huyền Tôn Nữ Như Ý sinh năm 2006

Ông Vĩnh Phụng sinh năm 1982

Lập gia đình với Bà Trần Thị Hương sinh năm 1991 quê quán Quảng Bình

Ông có 3 người con 2 trai 1 gái

Bảo Tuệ sinh năm 2002

Công Huyền Tôn Nữ Bảo Thy sinh năm 2014

Bảo Vương sinh năm 2022

Công Tằng Tôn Nữ Như Cúc sinh năm 1984

Lập gia đình với Ông Nguyễn Khánh Bình sinh năm 1972 quê quán Quảng Trị

Bà có 2 người con gái

Nguyễn Thị Tường Vy sinh năm 2009

Nguyễn Khánh Bảo Ngọc sinh năm 2015

Ông Vĩnh Hạc sinh năm 1987

Lập gia đình với Bà Võ Thị Năm sinh năm 1988 quê quán Quảng Nam

Ông có 2 người con gái

Công Huyền Tôn Nữ Cát Tường sinh năm 2012

Công Huyền Tôn Nữ Bảo An sinh năm 2020

Ông Vĩnh Công sinh năm 1989

Lập gia đình với Bà Diêu Phương Oanh sinh năm 1997 quê quán TP. Đà Nẵng

Ông Vĩnh Châu sinh năm 1990

Lập gia đình với Bà Trần Thị Pháo sinh năm 1995 quê quán TP. Huế

Ông có 2 người con trai

Bảo Khang sinh năm 2019

Bảo Thịnh sinh năm 2021

Công Tằng Tôn Nữ Bích Ngân sinh năm 1992

Lập gia đình với Ông Phan Thanh Bình sinh năm 1990 quê quán TP. Huế

Bà có 1 người con trai

Nguyễn Tấn Phúc sinh năm 2016

VI/ Ông Bửu Tu

Sinh năm: 1947

Mất năm 14/05/1996 ( Năm Bính Tý )

Lập gia đình với...

Có … người con Trai 

Vĩnh Đạt

Bổ sung sau

 

VII/ Ông Bửu Lộc:

Sinh năm:

Lập gia đình với...

Có … người con

Sống ở California USA

Bổ sung sau

 

VIII/ Ông Bửu Thị

Sinh năm:

Lập gia đình với...

Có … người con

Sống ở USA

Bổ sung sau

 

IX/ Cô Công TônN Nữ Kim Chi

Sinh năm:

Lập gia đình với...

Có … người con

Sống ở California USA

Bổ sung sau

+ Tài Liệu được sưu tầm từ:

- Hoàng tộc lược biên

- Nguyễn Phúc Tộc giản yếu

- Nguyễn Phúc Tộc VN

+ Theo tài liệu của bà Nguyễn Thị Huyền vợ ông nghè Bửu Lịch lưu lại và sự bổ sung góp ý từ chị Hương con bác Phấn.

 + Ghi chú:

- Tài liệu chỉ lưu hành nội trong gia đình nội tộc.

- Trong tài liệu vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa chính xác và chưa hoàn thiện mong mọi người thông cảm.

- Xin bà con góp ý và bổ sung các thông tin cần thiết.

- Mọi thông tin góp ý xin gởi qua ; Ông Vĩnh Lân ( LH ZALO 0901995666 )

Facebook

Facebook

Messenger

Messenger

Zalo

Zalo

Phát triển bởi Tempi | Đăng ký Hoặc Gia hạn để nhận ngay ưu đãi lên đến 50%